Tổ trưởng sản xuất là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng chuyên môn cũng như kĩ năng mềm trong việc quản trị con người nhưng nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tổ trưởng sản xuất ý thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Trách nghiệm và quyền hạn của tổ trưởng sản xuất.
Thường xuyên tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất mình. Bên cạnh đó kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; xét khen thưởng và kỷ luật đối với công tác KTAT-BHLĐ của chi nhánh, đội, phân xưởng…
Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở; lập và duyệt các phương án thiết kế, phương án thi công và biện pháp an toàn; tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các thiết bị, vật tư… thuộc phạm vi được phân cấp.
Có quyền từ chối nhận người lao động nếu xét thấy không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo để xử lý.
Giải quyết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa các tổ viên, đảm bảo sao cho các công nhân cảm thấy thoải mái và chuyên tâm hoàn thành công việc được giao.
Các trang mạng tuyển dụng việc làm không ngừng đăng tuyển những người muốn vào vị trí tổ trưởng sản xuất, vì nhu cầu quản lý và khắc khe trong công ty nên bắt buộc công ty phải tuyển dụng.
Vị trí tổ trưởng sản xuất là một vị trí khá thú vị, vừa có quyền chỉ bảo cấp dưới, vừa là người đứng ra giải quyết mọi khó khăn cho những tổ viên. Với mức lương hấp dẫn và trợ cấp theo chế độ của nhà nước, đã và đang thu hút khá nhiều bạn trẻ vào vị trí này để thử sức. Còn bạn thì sao, hãy tham khảo website để tìm cho mình môt vị trí tốt nhất nhé.